Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái trao đổi, học tập kinh nghiệm trong thực hiện quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Ngày 5/6/2024, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La tổ chức buổi trao đổi, học tập kinh nghiệm trong thực hiện quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại thôn, bản tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 

Toàn cảnh buổi trao đổi học tập tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Nhằm thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại thôn, bản trên địa bàn  tỉnh. Ngày 5/6/2024, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La tổ chức buổi trao đổi, học tập kinh nghiệm trong thực hiện quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại thôn, bản tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn la. Đoàn công tác do đồng chí Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái làm trưởng đoàn, tham gia đoàn công tác còn có đại diện lãnh đạo UBND và Ban quản lý rừng cộng đồng các xã Trúc Lâu, Tân Phượng, An Lạc huyện Lục Yên và cán bộ chuyên môn Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. .

Đồng chí Hoàng Văn Thắng Chủ tịch UBND xã Mường Sang báo cáo, thông tin nhanh tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn xã

Tại buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm đồng chí Hoàng Văn Thắng Chủ tịch UBND xã Mường Sang cho biết: “xã Mường Sang có tổng diện tích là 9.101,15 ha trong đó đất lâm nghiệp là 6.051,8 ha (Đất rừng sản xuất là 1.993 ha, rừng phòng hộ là 3.536,1 ha); rừng trồng 84,2 ha; đất chưa có rừng (cỏ tranh, lau lách, núi đá…): 438,5 ha; độ che phủ rừng là 60%; rừng tự nhiên được giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ, phát triển rừng là 2.397,8 ha, riêng đối với cộng đồng bản Lùn, xã Mường Sang được giao bảo vệ rừng với diện tích 887,7 ha rừng tự nhiên”.

Tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm được bản Lùn sử dụng để chi tiền công tuần tra bảo vệ rừng, xây dựng các công trình phúc lợi tại thôn như xây dựng nhà văn hóa, làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi, mua các trang thiết bị cho nhà văn hóa…, được sự hướng dẫn của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La và hỗ trợ của Dự án thúc đẩy quản lý hiệu quả các khu rừng cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La, Bản Lùn đã thống nhất thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm gồm 18 thành viên và trong năm 2022, 2023 cộng đồng bản thống nhất chi 70 triệu đồng để hình thành quỹ tiết kiệm của nhóm

Đồng Chí Vì Văn Hạnh, Bí thư chi bộ bản Lùn chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng

Đồng Chí Vì Văn Hạnh, Bí thư chi bộ bản Lùn cho biết: “ Nhóm tiết kiệm tự quản được giao cho Chi hội phụ nữ bản thành lập hiện có 18 thành viên tham gia với 3.410 cổ phần (mỗi cổ phần là 50.000 đồng), vốn hiện có của nhóm là 170,5 triệu đồng trong đó nguồn vốn từ tiền dịch vụ môi trường rừng là 70 triệu đồng. Được cho các thành viên vay theo hình thức quay vòng theo chu  kỳ và được họp thống nhất. Nhóm tiết kiệm tự quản đã xây dựng ban hành Quy chế hoạt động của nhóm gồm 6 điều; quy chế được xây đựng dựa trên cuộc họp thống nhất giữa Ban quản lý bản và đại diện các hộ dân về quản lý, sử dụng nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm của cộng đồng bản đảm  bảo minh bạch, công bằng, minh bạch, quyết định theo đa số. Hiện nay nhóm tiết kiệm tự quản đang cho 8 thành viên vay để phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt… qua thời gian hoạt động có một số hộ đã nâng cao đời sống từ mức trung bình lên mức sống khá (so với mặt bằng chung của bản)”.

 

 

 

Đồng chí Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm

 

 

 

Qua việc trao đổi, đồng chí Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái đánh giá cao việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại bản Lùn, ngoài việc sử dụng tiền để chi trả cho công tác bảo vệ rừng, xây dựng các công trình phúc lợi tại bản, Ban quan lý bản đã có những cách làm sáng tạo trong việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn phát triển sinh kế cho các hộ còn khó khăn tiến tới giảm nghèo nâng cao đời sống cho cộng đồng thôn bản.

Đồng chí Phạm Minh Phong, Chủ tịch UBND xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái chia sẻ việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại buổi trao đổi, học tập

Cũng tại buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm đại diện UBND và Ban quản lý rừng cộng đồng các xã Trúc Lâu, Tân Phượng, An Lạc huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũng đã trao đổi kinh nghiệm về quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng tại địa phương của mình, đồng thời cũng tiếp thu những cách làm mới để nghiên cứu, áp dụng tại địa phương của mình nhằm nâng cao hiệu quả trong sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Đồng chí Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái tặng quà lưu niệm cho UBND xã Mường Sang

Kết thúc buổi học tập trao đổi thay mặt đoàn công tác đồng chí Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái tặng quà lưu niệm đến UBND xã Mường Sang, kính gửi lời chúc đến toàn thể lãnh đạo, nhân dân xã Mường Sang những lời chúc tốt đẹp nhất, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 đã đặt ra,  đồng chí cũng cảm ơn Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đã tổ chức buổi học tập, trao đổi đầy ý nghĩa.

Một số hình ảnh tại buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm:

Đồng chí Lê Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La phát biểu ý kiến tại buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến tại buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Nguồn: Ban biên tập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái

Video
Thư viện ảnh
aa
QC giua
Gian hàng giá Sốc
10 thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Danh bạ điện thoại
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay: 561
Hôm qua: 518
Đang online: 27
Tổng lượt truy cập :1413366