Yên Bái với tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng

             Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.        

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; (cao nhất từ 37 - 390C, thấp nhất từ 2-40C); Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; Độ ẩm trung bình 83 - 87%, Yên Bái rất thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, trong đó Lục Yên - Yên Bình là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có tiềm năng du lịch. Ngoài ra Yên Bái còn có 3 hệ thống sông suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400 km2. Hệ thống chi lưu phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh. Do đặc điểm sông, suối đều bắt nguồn từ núi cao, có độ dốc lớn nên dồi dào về tiềm năng thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hiện nay với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa Yên Bái trở thành khu vực phát triển khá trong trung du và miền núi phía bắc. Để làm được vậy tất cả các ngành nghề như lâm nghiệp, nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch, và một số ngành công nghiệp khai thác khác đều được đẩy mạnh nhằm phấn đấu thực hiện mục tiêu Đảng và nhà nước đã đề ra cho tỉnh Yên Bái. Xong để làm được vậy cũng không thể quên phát triển phải đi kèm với bảo tồn, khai thác và sử dụng một cách hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường mới tạo được sự phát triển đồng đều và hài hoà.
 

Từ kết quả đánh giá phát triển dịch vụ môi trường rừng tiềm năng tỉnh Yên Bái tại Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái phối hợp với Dự án GIZ-Bio ngày 19/11/2020 đã được tổ chức, cho thấy, từ 2021 đến năm 2025 có 26 nhà máy thủy điện hoàn thành việc xây dựng và phát điện với công xuất: 326,9 MW; dự kiến 48 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước phục vụ cho sản xuất khoảng: 9.885.189m3/năm; 6 cơ sở nuôi trồng thủy sản với doanh thu trên năm đạt 85 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2025 thu nội tỉnh được 38 tỷ bổ xung kinh phí cho Bảo vê và Phát triển rừng. Ngoài ra còn được bổ xung thêm nguông tiền từ Quỹ bảo vệ rừng Việt Nam điều tiết từ Nhà máy thủy diện Hòa Bình mở rộng đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Ngoài ra Tỉnh Yên Bái có 433.586,2 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên: 245.583,82 ha; rừng trồng: 188.002,4 ha. Đây là nguồn tiềm năng lớn về bán tỉn chỉ các-bon ra thị trường nước ngoài (thị trường chính thống hoặc thị trường các-bon tự nguyện), đặc biệt đối với rừng tự nhiên, rừng trồng cây gỗ lớn. Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu thay thế Nghị định thư Kyoto vào năm 2020 khuyến khích các quốc gia mua bán tín chỉ các -bon, nên đây là cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài mua tín chỉ các-bon tại rừng của tỉnh Yên Bái. Theo tính toán, nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tiễn cho thấy, nếu Tính khả năng hấp thụ các -bon đối với rừng gỗ là rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên phần lớn là rừng thứ sinh, nên phát triển bình thường nếu không có tác động tiêu cực tới phát triển của rừng (thời tiết, sâu bệnh, chặt phá rừng...), Tổng lượng tăng trưởng của rừng gỗ là rừng tự nhiên toàn tỉnh (nếu lấy mức tăng trưởng bình quân: 4,5 m3/ha/năm ); khả năng hấp thụ các-bon của rừng trồng: 15m3/ha/năm, thì tổng lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng tự nhiên là rừng gỗ và rừng trồng toàn tỉnh là 4.723.088,64tCO2/năm và Giả thiết toàn bộ lượng các -bon được hấp thụ bởi rừng gỗ là rừng tự nhiên được bán ra nước ngoài với giá 5 USD/tấn CO2 (bằng với giá Bộ NN&PTNT ký bán cho Ngân hàng thế giới vùng Bắc Trung bộ) giá trị của tín chỉ các- bon hằng năm trên toàn tỉnh sẽ là 547,52 tỷ đồng/năm (nếu tính tỷ giá: 1USD=23200đ VND).
Bên canh đó, Tỉnh Yên Bái còn có tiềm năng du lịch sinh thái lớn; tuy nhiên do cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái còn hạn chế và một số nguyên nhân khác cho đến nay chưa có tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong phạm vi các khu rừng của Ban quản lý rừng hoặc công ty lâm nghiệp. Tuy nhiên đã có hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái bên ngoài phạm vi khu rừng, liền kề với khu rừng của ban quản lý rừng có sử dụng dịch vụ do rừng tạo ra; nên hướng chính thu tiền kinh doanh du lịch sinh thái dựa vào rừng chủ yếu thông qua phương thức cho thuê môi trường rừng. Để thực hiện phương thức này, Ban quản lý rừng cần phải xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; đề án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trình UBND xem xét, phê duyệt. Trên cơ sở đó Chủ rừng phối hợp với tổ chức, cá nhân xây dựng Dự án đầu tư theo phương thức cho thuê môi trưởng rừng trong phạm vi khu rừng của mình.
Sau 8 năm triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại Yên Bái đã khẳng định chính sách là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách mang tính ổn định, bền vững.Từ nguồn thu DVMTR đã góp phần quản lý tốt diện tích rừng hiện có và phát triển diện tích rừng mới trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời tạo thêm hàng ngàn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tham gia quản lý bảo vệ rừng, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên cho đến nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa triển khai đầy đủ 5 loại hình dịch vụ và 6 đối tượng chi trả tiền DVMTR như quy định tại Luật Lâm nghiệp.Vì vậy, việc rà soát, đánh giá tiềm năng phát triển DVMTR trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, phù hợp với điều kiện của Tỉnh Yên Bái là cần thiết và đúng hướng, làm cơ sở đề xuất bổ sung loại hình dịch vụ và đối tượng phải chi trả tiền DVMTR cũng như cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu bổ sung này trong thời gian tới.
 
Nguồn: BBT Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

 

Video
Thư viện ảnh
aa
QC giua
Gian hàng giá Sốc
10 thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Danh bạ điện thoại
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay: 532
Hôm qua: 521
Đang online: 32
Tổng lượt truy cập :1396341