Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ rừng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã

           UBND cấp xã không phải là chủ rừng, nhưng được pháp luật quy định trách nhiệm quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, đây là đối tượng được Luật Lâm nghiệp quy định, và những diện tích rừng do UBND cấp xã quản lý có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) thì được nhận tiền chi trả DVMTR.

         Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 88 trên 105 Ủy ban nhân dân cấp xã đã và đang thực hiện nhiệm vụ quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê nằm trong lưu vực có cung ứng DVMTR. Việc tổ chức quản lý rừng hiện nay của các xã chủ yếu là giao khoán bảo vệ rừng và người dân bảo vệ rừng được nhận tiền công từ nguồn chi trả DVMTR Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi trả cho UBND cấp xã (theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, UBND cấp xã xây dựng phương án sử dụng tiền DVMTR trình UBND cấp huyện phê duyệt làm căn cứ chi trả tiền bảo vệ rừng cho bên nhận khoán). Có thể thấy rằng chính sách chi trả DVMTR gắn liền với công tác quản lý bảo vệ rừng của UBND cấp xã.
          Tiền DVMTR là nguồn kinh phí khá ổn định và bền vững giúp các xã  tổ chức bảo vệ rừng khá hiệu quả, rừng được bảo vệ tốt hơn, năng lực quản lý và tổ chức của các xã từng bước được nâng cao, người dân quan tâm, gắn bó với rừng, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng. Tiền bảo vệ rừng cộng đồng dân cư, thôn, bản sử dụng có hiệu quả, nhiều nơi người dân đồng thuận sử dụng một phần tiền công bảo vệ rừng để góp phần xây dựng nông thôn mới, nhiều thôn bản đã có đường bê tông, nhà văn hóa, sân bóng … góp phần cho đời sống vùng cao thêm nhiểu khởi sắc.

          (Ảnh họp triển khai khoán bảo vệ rừng thôn Giàng Cài xã Nâm Lành)
          Trong thời gian tới để công tác bảo vệ rừng, chi trả DVMTR thực sự có hiệu quả, đi vào chiều sâu, đảm bảo công tác bảo vệ và phát triển rừng từng bước được xã hội hóa, góp phần cho cấp ủy chính quyền địa phương cấp cơ sở, nhất là cấp thôn bản, hiện thực hóa chủ trương chung của tỉnh là phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Một số giải pháp trong công tác bảo vệ rừng được đặt ra, đó là: (1) Tập trung rà soát xây dựng hồ sơ quản lý rừng theo đúng quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; theo dõi, cập nhật diễn biến rừng kịp thời, chính xác và đầy đủ, đồng thời đẩy mạnh giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản làm cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức giao rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật hiện hành. (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án quản lý bảo vệ và phát triển rừng  cấp xã; (3) Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã, thôn, đồng thời với đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ  rừng, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với cấp xã, cộng đồng thôn/bản tham gia bảo vệ rừng.
Nguồn: Nguyễn Tiến Thành/ Lê Thị Thanh Thủy – Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái
Video
Thư viện ảnh
aa
QC giua
Gian hàng giá Sốc
10 thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Danh bạ điện thoại
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay: 593
Hôm qua: 533
Đang online: 23
Tổng lượt truy cập :1276737