Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng dự hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số

Ngày 9/6/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến về đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, hội nghị do đồng chí Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Sở chủ trì. Dự hội nghị tại các điểm cầu có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo, công chức, viên chức của 14 đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Sở.

 Đồng chí Nguyễn Thái Bình – Phát biểu khai mạc - Chủ trì hội nghị

Tại điểm cầu Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng có đồng chí Tô Xuân Quý Giám đốc Quỹ và 19 viên chức, người lao động tham dự.

 Đồng chí Tô Xuân Quý, Giám đốc cùng viên chức, người lao động thuộc Quỹ dự hội nghị

 Đồng chí Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ phát biểu ý kiến tại hội nghị

Hội nghị đã phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm về công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số năm 2022. Trong năm 2022, công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục một số nội dung về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; cải cách chế độ công vụ; hiện đại hóa hành chính và một số nội dung trong công tác chuyển đổi số như thể chế số; nhân lực số; an toàn thông tin mạng, hoạt động chính quyền số; xã hội số. Cũng tại Hội nghị này các đơn vị đã tập trung thảo luận đưa những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất các ý kiến, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm 2023 và những năm tiếp theo trong từng đơn vị, cũng như toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Để phấn đấu chỉ số CCHC (chỉ số PAR INDEX) năm 2023 của ngành tăng 05 bậc trở lên so với năm 2022 và nằm trong tốp 10 các sở, ban, ngành trong tỉnh. Khắc phục 05 yếu tố cơ bản để nâng cao chỉ số chấm điểm sự hài lòng của người dân (chỉ số SIPAS), trong đó chú trọng việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức, nâng chỉ số hài lòng củangười dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, đồng chí Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Sở yêu cầu trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục nâng cao vai trò, nhận thức của cấp ủy Chi bộ, chính quyền và tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục tiêu nhiệm vụ cải cách hành chính, công nghệ thông tin, chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Các đơn vị cần chủ động triển khai một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của từng lĩnh vực; kịp thời chỉ đạo, rà soát những tồn tại, hạn chế thuộc phạm vi quản lý của ngành để đề ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.

Ba là, thường xuyên rà soát, kiến nghị, đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước. Khẩn trương rà soát, công bố nhóm TTHC liên thông thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao. Chú trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giải quyết TTHC, giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn, tránh gây bức xúc, tạo luận không tốt trong nhân dân (nếu để xảy ra trễ hẹn). Thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc cập nhật, công khai TTHC trên Trang thông tin điện tử và tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

Bốn là, tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử theo quy định tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Thực hiện hiệu quả việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Tăng cường xây dựng, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung, bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ và kết nối thông suốt trong toàn ngành và giữa ngành với các cơ quan các cấp.

Năm là, Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giái đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động só 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giái đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 107/QĐ-UBND ngày 25/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2023 Kế hoạch số chuyển đổi số của tỉnh; kế hoạch số 47/KH-SNN ngày 27/4/2023 vè chuyển đổi số của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sáu là,Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về CĐS, tuyên truyền về các tiện ích, lợi ích của thẻ CCCD gắn chíp, định danh điện tử (VNeID) trong thực hiện các TTHC trên Cổng Dịch vụ công; tuyên truyền về việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt đến 100% công chức, viên chức, người lao động trong ngành và người dân, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.                              

Nguồn: Lê Thị Thanh Thủy/Nguyễn Tiến Thành – Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái

Video
Thư viện ảnh
aa
QC giua
Gian hàng giá Sốc
10 thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Danh bạ điện thoại
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay: 518
Hôm qua: 549
Đang online: 23
Tổng lượt truy cập :1286438