Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 6 năm 2023. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái tham dự hội nghị tổng kết Cụm thi đua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 6 tỉnh Tây Bắc lần thứ hai được tổ chức tại tỉnh Lào Cai. Dự Hội nghị có lãnh đạo các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng khu vực Tây Bắc cùng hơn 150 đại biểu và khách mời; Bên cạnh đó còn có các đại biểu đến từ cụm thi đua các Tỉnh Tây Nguyên gồm có các Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông ...Mục đích của hội nghị lần này nhằm đánh giá kết quả, thành tích đã đạt được của các đơn vị trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 về thực hiện chính sách Chi trả dịch vụ môi trưởng rừng.
Lãnh đạo cụm thi đua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 6 tỉnh Tây Bắc và cụm Tây Nguyên
Năm 2022, Quỹ 6 tỉnh Tây Bắc đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến, chính sách chi trả dịch vụ môi trưởng rừng gắn với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến cho người dân, với 435 bài trên báo điện tử, truyền thanh, truyền hình; 86.699 sản phẩm truyền thông; 171 hội nghị tuyên truyền tập huấn với 7.718 lượt người tham gia. Từ đó, góp phần tích cực ghi dấu ấn về hình ảnh Quỹ và chính sách chi trả dịch vụ môi trưởng rừng đến với người dân và các chủ rừng, góp phần nâng cao ý thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng , việc quản lý, sử dụng có hiệu quả tiền dịch vụ môi trưởng rừng tại các địa phương; Về công tác quản lý và mở rộng nguổn thu 6 tỉnh Tây Bắc đã ký được hơn 267 hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng Trong đó: 191 cơ sở sản xuất thủy điện; 24 cơ sở sản xuất nước sạch; 49 cơ sở sản xuất công nghiệp; Số tiền dịch vụ môi trưởng rừng thu được trong năm của Quỹ 6 tỉnh Tây Bắc là: 1.367 tỷ đồng đạt trên 112,6 % kế hoạch, chiếm 44,5% tổng số thu của các Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trên toàn quốc. Trong đó: điều phối của Quỹ Trung ương là 1.003 tỷ đồng; thu nội tỉnh là 364 tỷ đồng. Đồng thời, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan mở tài khoản và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hơn 95.592 chủ rừng, tổng diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng hơn 1 triệu 889 nghìn ha với số tiền hơn 1.169 tỷ đồng.
Ông Tô Xuân Quý, Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Yên Bái phát biểu tham luận
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh đã phối hợp với các đơn vị truyền thông, báo chí Trung ương và địa phương kịp thời đưa tin về các hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh với 113 bài trên báo điện tử, truyền thanh, truyền hình; 243 hội nghị tuyên truyền tập huấn với 9.391 lượt người; Về quản lý nguồn thu đã kiểm tra, đôn đốc, rà soát các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng; ký 10 hợp đồng ủy thác mới với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng; tổng thu 6 tháng đạt 264,6 tỷ đồng đạt 20,17% kế hoạch năm và gần 11 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế. Ngoài ra các Quỹ còn thực hiện tốt công tác Kiểm tra giám sát các bên liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trưởng rừng; công tác xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng và xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng; Công tác quản lý, giải ngân và kiểm soát chi tiền trồng rừng thay thế năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 6 tỉnh Tây Bắc ký kết giao ước thi đua năm 2023
Qua thời gian thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trưởng rừng đã khẳng định đây là hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả kinh tế môi trường to lớn, chính sách đã từng bước đi vào cuộc sống người dân, tạo lập nguồn tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng; Việc tổ chức thu đảm bảo đúng đối tượng, công khai minh bạch nhận được sự hưởng ứng và nộp tiền dịch vụ môi trường rừng từ phía các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trưởng rừng, số thu năm sau cao hơn năm trước, chỉ tiêu kế hoạch được giao đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Điển hình như Quỹ Yên Bái: 131%, Quỹ Lào Cai: 115%, Quỹ Hoà Bình: 112%... Tổng số tiền thu từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng chiếm gần 1/2 tổng số thu của cả nước; Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai đã tạo một nguồn thu mới, ổn định lâu dài đối với người làm nghề rừng. Ngoài việc góp phần bảo vệ rừng tốt hơn, thông qua việc thực thi chính sách, ý thức của người dân cũng dần dần được nâng cao, đời sống từng bước được cải thiện. Góp phần bổ sung nguồn lực cho các chủ rừng có kinh phí bảo vệ rừng; đồng thời giúp các hộ gia đình, cá nhân có thêm nguồn thu nhập cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống; Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc như: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn… Chưa có chế tài quản lý đồng bộ; Số lượng chủ rừng lớn, diện tích và số tiền dịch vụ môi trưởng rừng ít, thường xuyên đi làm ăn xa. Là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mở tài khoản và chi trả thanh toán chưa đạt tỷ lệ 100%; Công tác xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án sử dụng tiền dịch vụ môi trưởng rừng đối với Ủy ban nhân dân các xã chưa có sự chủ động, một số Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm phê duyệt; Chưa có quy định thống nhất về các chi phí phải chi trả đối với các đơn vị hỗ trợ thanh toán khi phối hợp với các Quỹ trong việc mở tài khoản và thanh toán tiền dịch vụ môi trưởng rừng...
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai (đơn vị cụm trưởng năm 2023) trao cờ đơn vị đăng cai năm 2024 cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên
Tại Hội nghị lần này, Đại diện các Quỹ tiếp tục ký giao ước thi đua thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng tổ chức Quỹ trong sạch, vững mạnh, tập thể cán bộ người lao động đoàn kết, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Thi đua làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế trên địa bàn mỗi tỉnh, đôn đốc thu nộp, giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng kịp thời, đúng quy định, không để nợ đọng hay tồn đọng tiền dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các bên tham gia chính sách và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
Nguồn: Nguyễn Tiến Thành/ Nguyễn Thị Huyền – Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái