Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác quản lý, bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái

            Thực hiện Kế hoạch số 09/KH - ĐGS-HĐND ngày 06/3/2019 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái. Ngày 11/10/2019, Tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái dưới sự chủ trì của Đồng chí Triệu Tiến Thịnh, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở tài chính, Chi cục Kiểm lâm và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái với nội dung giám sát kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái theo Nghị định số 99/2010 ngày 24/9/2010 và Nghị định số 147/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ.


              Sau khi nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ năm 2016 đến tháng 5 năm 2019 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Nội dung trao đổi, giải đáp những kiến nghị từ cử tri, báo cáo chuyên sâu trên từng lĩnh vực của Chi cục Kiểm lâm và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Đồng chí Triệu Tiến Thịnh, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã phát biểu, đánh giá, chỉ đạo một số nội dung, cụ thể như sau:
Công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng đã đạt được kết quả tương đối toàn diện về tất cả các mặt, đáp ứng được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, như: (1) Ý thức, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ đảng viên và một bộ phận người dân về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng chưa rõ nét; (2) Chất lượng một số mặt trong tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng chưa cao; (3) Công tác phối hợp mặc dù có kết quả nhưng chưa thường xuyên giữa các cấp, các ngành, các lực lượng; (4) Nhiều dự án có sử dụng đất lâm nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện còn rất chậm…
Từ những hạn chế đó, yêu cầu đặt ra nhiệm vụ là rất lớn, cụ thể có 8 nhóm nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Thứ nhất, phối hợp để tổ chức tuyên, truyền nâng cao nhận thức, trước hết là cán bộ đảng viên, cấp ủy, chính quyền các cấp nhất là lực lượng kiểm lâm phải là nòng cốt trong việc triển khai Luật lâm nghiệp và các văn bản dưới Luật.
Thứ hai, nắm thật vững, tham mưu thật tốt,  xây dựng quy hoạch thật chuẩn và rà soát điều chỉnh, bổ xung quy hoạch về rừng và đất lâm nghiệp kịp thời.
Thứ ba, tiếp tục rà soát và đề xuất với cấp trên để hoàn thiện việc sắp xếp, đổi mới các Lâm trường, Công ty lâm nghiệp thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 của Quốc hội.
Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng, sớm hoàn thiện trong năm 2019 làm cơ sở đồng bộ công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Thứ năm, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), phá rừng, buôn lậu lâm sản đòi hỏi các cơ quan chuyên môn chuyên sâu, cơ quan thường thực phải hết sức cố gắng trong việc phòng cháy, chữa cháy đặc biệt ở các huyện vùng cao Tạm Tấu, Mù Cang Chải, tăng cường kiểm tra, truy quyét các khu vực trọng điểm còn giàu tài nguyên rừng…
Thứ sáu, công tác phối hợp phải đặt lên hàng đầu đối với tất cả các nhiệm vụ lực lượng Kiểm lâm đang thực hiện, cần phải phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các lực lượng…
Thứ bảy, giải quyết các đơn thư, khiếu nại của người dân, đặc biệt là thường xuyên nắm bắt tình hình, giải quyết ngay trước khi người dân có đơn khiếu nại, tố cáo.
Thứ tám, cần làm tốt tinh giảm biên chế trong đơn vị nhưng phải nâng cao chất lượng làm việc đối với cán bộ công chức, viên chức “ít nhưng phải tinh nhuệ”…
          Cuối cùng là các kiến nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, đồng chí cho biết: (1) đối với kiến nghị lên Trung ương thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đồng hành để đề xuất, điều chỉnh các nội dung phù hợp với thực tế; (2) Xem xét các nội dung kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, HĐND tỉnh cần cụ thể nội dung liên quan kiến nghị; (3) Đối với kiến nghị trực tiếp với ngành trên cơ sở nguyên tắc, các quy định hiện hành của Nhà nước thực hiện vận dụng sao cho có hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: BBT Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

 

Video
Thư viện ảnh
aa
QC giua
Gian hàng giá Sốc
10 thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Danh bạ điện thoại
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay: 672
Hôm qua: 906
Đang online: 23
Tổng lượt truy cập :1263091