Cây Sơn tra ghép góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng, người dân có thu nhập, tạo động lực thúc đẩy lâm nghiệp vùng cao tỉnh Yên Bái phát triển ổn định và bền vững.

           Năm 2016, tỉnh Yên Bái triển khai Đề án phát triển cây Sơn tra tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tính đến năm 2020 toàn tỉnh đã có 9.200 ha diện tích cây Sơn tra. Ước sản lượng quả đạt 5 - 10 nghìn tấn/năm. Việc triển khai thực hiện Đề án đã tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế từ cây Sơn tra trong đồng bào các dân tộc. Trước đây, người dân chủ yếu là thu hái tự nhiên, thì nay đã trồng, bảo vệ và phát triển hiệu quả hơn.

Nhằm đẩy nhanh diện tích trồng mới, cung ứng giống tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng so với gieo hạt, tỉnh đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cây Sơn tra bằng phương pháp ghép cành. Ngày 09/11/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Quyết định số: 2785/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cây Sơn tra ghép trên địa bàn huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải do sở Nông nghiệp là chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và thực hiện dự án là Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ. Mục tiêu của dự án là tạo ra giống cây Sơn tra có năng suất và chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị của rừng, tăng thu nhập cho người dân, giúp bảo vệ và phát triển rừng ngày một tốt hơn.

              Đến nay dự án đã hoàn thành, kết quả đã sản xuất và bàn giao được hơn 103.200 cây  giống Sơn tra ghép (năm 2019: 12.600 cây; năm 2020: 90.600 cây) đảm bảo tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật như: Đường kính gốc: 0,5cm trở lên, chiều dài cành nghép: 35cm trở lên; thời gian tạo giống: 12 tháng; cây giống ghép sinh trưởng tốt, cành ghép đã liền sẹo, có đỉnh sinh trưởng lá trên cành ghép xanh tươi, cây không sâu bệnh, dị tật và có bộ rễ phát triển. Số lượng cây giống trên đã được bàn giao cho 2 huyện để thực hiện trồng trong vụ trồng rừng năm 2020 (i) huyện Trạm Tấu: 66.185 cây = 96,2 ha (2019;2020); (ii) Huyện Mù Cang Chải: 37.015 cây = 53,8 ha. Mật độ 625 cây/ha.

Trong thực tế năm 2017 trên địa bàn huyện Trạm tấu đã triển khai trồng Sơn tra ghép (dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống Sơn tra (Táo mèo) bằng phương pháp ghép cành của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái cho thấy: (i) về thời gian: cây Sơn tra ghép sau 2,5 năm đã cho quả bói, trong khi cây trồng bằng hạt năm thứ 5 mới cho quả bói như vậy trồng cây Sơn tra ghép rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.(ii) chi phí đầu tư: do thời gian thiết kế cơ bản giảm được khoảng 25 triệu/ha ( khái toán chi phí đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản là 10 triệu/ha/năm x2,5=25 triệu/ha) (iii) hiệu quả kinh tế: Trồng bằng giống Sơn tra ghép với mật độ 625 cây/ha, giá bán quả trung bình là: 20.000đồng/kg, thì 1 ha cây Sơn tra ghép cho doanh thu 438.750.000đồng như vậy cao hơn so với trồng cây gieo từ hạt.
Chủ trương trồng sơn tra trên đất trống rừng phòng hộ, trên đất quy hoạch cho sản xuất, dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt; dân tự trồng, tự quản lý, bảo vệ, chăm sóc, Nhà nước hỗ trợ cây giống của Yên Bái được người dân hết sức ủng hộ. Hiện tại, huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu tiếp tục rà soát diện tích rừng, vận động đồng bào trồng cây sơn tra vào nương rẫy canh tác kém hiệu quả, tăng nhanh diện tích cây trồng, sớm tạo vùng nguyên liệu cho việc sản xuất, chế biến quả sơn tra tại địa phương thành nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhằm tăng giá trị kinh tế của cây bản địa này.
Nguồn: Ban biên tập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái

 

Video
Thư viện ảnh
aa
QC giua
Gian hàng giá Sốc
10 thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Danh bạ điện thoại
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay: 887
Hôm qua: 744
Đang online: 46
Tổng lượt truy cập :1280610